Người mới bắt đầu học lập trình cần phải làm những gì

Bạn đang có dự định học lập trình để thay đổi công việc, thay đổi mức lương của mình. Và thật khó, khi các bạn không có giáo viên cầm tay chỉ việc đúng không. Không quen biết với những đàn anh trong nghành, chẳng biết hỏi ai. Tìm kiếm ở nhiều nguồn thì kết quả trả về không giải đáp được thắc mắc của mình. Ở bài viết này, Nguyễn Văn Ánh sẽ chỉ từng chút một để giúp bạn đọc hình dung được câu trả lời đối với câu hỏi ” người mới bắt đầu học lập trình cần phải làm những gì  ?” nhé.

Tại sao học lập trình là quan trọng?

Trước khi chúng ta bước vào thế giới của những dòng mã và cú pháp, hãy cùng nhìn vào tầm quan trọng của việc học lập trình. Lập trình không chỉ đơn giản là một kỹ năng, mà nó còn là một cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số lý do tại sao học lập trình là một lựa chọn tốt:

Khám phá những thứ mới mẻ

Lập trình là cách bạn tạo ra và tương tác với công nghệ. Bằng cách học lập trình, bạn có thể tạo ra các ứng dụng, trò chơi, trang web và nhiều thứ khác. Điều này mở ra một cửa sổ mới để thể hiện sự sáng tạo và giải quyết các vấn đề theo cách riêng của bạn.

Cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người biết lập trình. Các công ty công nghệ, start-up, và tổ chức khắp nơi đang tìm kiếm những người có kỹ năng lập trình để xây dựng và duy trì các ứng dụng và trang web.

Khả năng tư duy logic

Lập trình giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Bạn sẽ học cách phân tích một vấn đề, tìm ra cách tiếp cận và xây dựng giải pháp bằng cách sử dụng mã lập trình.

Rèn luyện sự sáng tạo

Bạn có thể thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua lập trình. Từ việc tạo ra ứng dụng giúp người khác đơn giản hóa cuộc sống đến việc thiết kế trò chơi thú vị, bạn có toàn quyền sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình thông qua mã lập trình.

Bước 1: Xác định lại mục đích khi học lập trình

Đừng để quyết định học lập trình này, chỉ là một ý nghĩ nhất thời. Do bạn cảm thấy hứng nên bắt đầu tìm hiểu là không được. Bây giờ bạn hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại về mục đích quyết định bắt đầu . Bạn trả lời giúp tôi 3 câu hỏi dưới đây nhé.

Bạn là ai ?
Nguyễn Văn Ánh đang thuyết trình

Bạn là ai ?

Trả lời câu hỏi này giúp bạn nhận ra được con người của bạn hiện tại. Xác định được con người thật của mình, và đánh bay con người đang bay bổng của bạn.

Bạn có gì ?

Bạn không thể học một thứ gì đó mà không có thời gian. Ngoài thời gian thì tiền bạc, môi trường, kiến thức nền tảng. Cũng là các yếu tố quyết định tới sự thành công của bạn trong việc học. Nếu các bạn không có thời gian thì nên cân nhắc lại quyết định học lập trình. Còn tiền bạc có thể kiếm, kiến thức nền tảng có thể học từ từ, môi trường thì ta tìm cách tạo ra thôi. Vậy thì ta tiếp tục nào !

Bạn biết gì ?

Tôi biết là các bạn vào đây chưa biết gì nhiều về việc học lập trình, cũng có nhưng bạn đã biết cơ bản nhưng đang bị mông lung. Thực trạng thì trên internet thông tin tràn lan, có những lời khuyên đúng thì tốt. Còn có những thông tin có động cơ kinh doanh ở trong đó, làm cho người đọc hiểu sai vấn đề. Phát triển một cách mù quáng, khiến họ mất thời gian tiền của nhưng vẫn không thể tiến xa. Tôi khuyên bạn nên biết được mục tiêu của việc học. Mục tiêu là làm kinh tế hay đam mê. Hiểu mình cần học những cái nào. Phải học như thế nào và mình học xong sẽ làm được những gì.

Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ mình muốn theo học

Sau quá trình đấu tranh tâm lý, thì các bạn đã chuẩn bị tinh thần tốt rồi phải không nào. Chúng ta vào phần chọn lựa ngôn ngữ lập trình bản thân muốn theo học. Lập trình là một khái niệm tổng quát, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nói tóm lại, theo tôi thì lập trình là: “Tạo ra những thực thể làm thay thế con người trong những công việc lặp đi lặp lại”. Để lập trình thì bạn cần chọn một ngôn ngữ phù hợp với khả năng của mình. Bản chất thì mỗi ngôn ngữ có những tính năng, ưu nhược điểm riêng. Vì thế để cho các bạn có thể lựa chọn, tôi sẽ phân tích một số ngôn ngữ phổ biến.

Ngôn ngữ lập trình là gì ?

Ngôn ngữ lập trình là một loại ngôn ngữ được con người tạo ra để tương tác với ngôn ngữ máy. Điểm chung là sử dụng các dòng lệnh hay thường được gọi là code. Tạo ra các hàm, các biến, các module theo quy tắc của mỗi loại ngôn ngữ. Để viết ra phần mềm, hoàn thành các dự án. Các bạn có thể tìm hiểu sâu hLink bài viếtơn về khái niệm này tại đây.

Python

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao, có  cách viết  và cấu trúc đơn giản. Các bạn biết đấy, những năm gần đây thì python được đưa vào làm bộ môn giảng dạy ở cấp 3 thay pascal. Nếu các em cấp 3 học được thì nó không khó đúng không các bạn. Tuy đơn giản nhưng mà khả năng ứng dụng của python thì trên cả tuyệt vời. Python có thể dùng để làm web, làm phần mềm, chương trình trí tuệ nhận tạo, thống kê dữ liệu, nhúng. Đấy, rất tuyệt vời nhé. Ngoài ra thì python có một hệ thống thư viện khổng lồ có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu của lập trình viên. Mức lương của lập trình viên python khá  cạnh tranh từ 20-50 triệu tuỳ vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Muốn tìm hiểu qua thì bấm vào đây để truy cập trang chủ python nhé.

Như các bạn thấy python thường được sử dụng nhiều trong các dự án trí tuệ nhân tạo. Chắc các bạn đang nghĩ học python thì cần phải giỏi toán đúng không. Trong trường hợp này được chia ra làm 2 bên, bên thứ nhất là những người giỏi toán. Họ có thể vừa đưa ra thuật toán vừa lập trình. bên thứ hai là những người không chuyên toán. Trường hợp thứ 2 này sẽ làm những công việc không chuyên về toán như là: Thiết kế websUite, phần mềm có mực độ đơn giản, code theo những thuật toán đã được giải bởi bên thứ nhất, Vì thế toán không phải là vấn đề, tuỳ vào khả năng thì bạn sẽ đảm nhiệm vị trí phù hợp.

Những bạn có hứng thú với python thì xem bài viết hướng dẫn về python ở đây nhé.

C/C++

C và C++ đều có cấu trúc gần giống nhau, C++ là bản nâng cấp hơn của C. Thường được sử dụng để lập trình hướng đối tượng. C/C++ là ngôn ngữ bậc trung kế thừa những tính chất của ngôn ngữ bậc thấp pascal. Được kế thừa bởi những ngôn ngữ bậc cao như python, java…. Đối với ngôn ngữ C thì có đuôi là .c, với C++ thì file có đuôi là .cpp.

Đối với ngôn ngữ C++, thì có nhiều điểm mạnh, có thể ứng dụng vào nhiều công việc khác nhau. Chúng ta cùng xem những ưu điểm nhé.

Tính phổ biến

Ngôn ngữ lập trình c++ là một ngôn ngữ phổ biến rộng trên thế giới. Có tuổi đời lâu, C++ được đưa vào sử dụng từ những năm 1990. Khi chưa có những ngôn ngữ bậc cao, ngôn ngữ mới phổ biến như bây giờ. Thì C++ rất được ưa chuộng bởi những gì có thể làm được.

Tính thực thi nhanh

Nhanh ở đây không phải là bạn lập trình nhanh, mà là thời gian xử lý để chạy chương trình. Vì mục tiêu hướng tới là khả năng thực thi. Vì vậy khi bạn code chương trình C++ thì nó cho phép bạn sử dụng ngôn ngữ Assembly  để giao tiếp với máy tính một cách nhanh chóng.

Thư viện hỗ trợ đa dạng

Vì là ngôn ngữ phổ biến nên cộng độc lập trình viên rất đông đảo. Việc số lượng các thư viện 2D, 3D, chức năng cần thiết do các lập trình viên đi trước chia sẻ là rất nhiều.

Tính đa mô hình

Với sự đa dạng trong các mô hình, C++ có thể dùng để lập trình theo cấu trúc tuyến tính, hướng đối tượng, hướng chức năng tùy theo nhu cầu của từng dự án.

Ngôn ngữ PHP

Ngôn ngữ lập trình là một công cụ quan trọng trong thế giới kỹ thuật, và PHP (Hypertext Preprocessor) là một trong số các ngôn ngữ phát triển ứng dụng web phổ biến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôn ngữ PHP và cách nó có thể giúp bạn bắt đầu học lập trình. PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, phía máy chủ, được sử dụng chủ yếu cho phát triển ứng dụng web động. Khái niệm này có thể trở nên phức tạp đối với người mới bắt đầu, nhưng đừng lo lắng, chúng ta sẽ giải thích một cách dễ hiểu.

PHP cho phép bạn tạo ra các trang web tương tác và động bằng cách thực hiện mã trên máy chủ web. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể tạo ra các ứng dụng web mà người dùng có thể tương tác với, như trang web thương mại điện tử, blog cá nhân, hệ thống quản lý nội dung, và nhiều ứng dụng khác.

Lợi ích của việc học PHP

  • PHP là một trong những ngôn ngữ dễ học cho người mới bắt đầu. Cú pháp của nó tương đối đơn giản và dễ hiểu.
  • PHP cho phép bạn tạo ra các trang web động, nơi nội dung có thể thay đổi dựa trên hành vi của người dùng. Điều này làm cho trải nghiệm người dùng trở nên tương tác hơn.
  • Có nhiều cơ hội làm việc cho những người biết PHP, vì ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi trong ngành phát triển web.

Ưu điểm

  • Cú pháp PHP tương đối đơn giản, đặc biệt dễ học cho người mới bắt đầu.
  •  PHP là một công cụ mạnh mẽ cho việc phát triển các trang web động với tích hợp cơ sở dữ liệu.
  • PHP được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và có nhiều thư viện và khung làm việc.

Nhược điểm

  • PHP có một số vấn đề về bảo mật, và việc không quản lý bảo mật cẩn thận có thể dẫn đến các lỗ hổng bảo mật.
  • PHP có thể không hiệu quả trong việc xử lý các tác vụ nặng và yêu cầu nhiều tài nguyên.

Ứng dụng của PHP

  •  PHP giúp bạn tạo ra các trang web cá nhân hoặc blog riêng của mình.
  • PHP thường được sử dụng để phát triển các cửa hàng trực tuyến và hệ thống thanh toán.
  • Các CMS phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal được xây dựng bằng PHP.
  •  PHP được sử dụng trong việc xây dựng các ứng dụng web động, ví dụ như các diễn đàn trực tuyến.

Bước 3: Học các cú pháp cơ bản

Biến

Biến là gì?

Trong lập trình, biến là một vị trí trong bộ nhớ máy tính được dùng để lưu trữ giá trị dữ liệu. Mỗi biến có một cách gọi duy nhất để bạn có thể tham chiếu đến nó và một kiểu dữ liệu định rõ loại dữ liệu mà nó có thể lưu trữ, như số nguyên, số thực, chuỗi ký tự, và nhiều loại dữ liệu khác.

Khai báo biến

Khai báo biến là cách bạn tạo một biến trong lập trình. Cú pháp thông thường để khai báo biến sẽ khác nhau tùy theo ngôn ngữ lập trình, nhưng phổ biến nhất là:

ten_bien = gia_tri

Trong đó:

  • ten_bien là tên bạn đặt cho biến. Tên biến cần tuân theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình, ví dụ, không chứa khoảng trắng và bắt đầu bằng một ký tự hoặc dấu gạch dưới.
  • gia_tri là giá trị bạn muốn lưu trữ trong biến. Giá trị này phải phù hợp với kiểu dữ liệu mà biến đã được khai báo.

Dưới đây là ví dụ về cách khai báo biến trong một số ngôn ngữ lập trình phổ biến:

Python:

x = 10 # Khai báo biến x lưu trữ giá trị 10 name = "John" # Khai báo biến name lưu trữ chuỗi ký tự "John"

JavaScript:

let age = 25; // Khai báo biến age lưu trữ số nguyên 25 let message = "Hello, world!"; // Khai báo biến message lưu trữ chuỗi ký tự

Kiểu dữ liệu của biến

Mỗi biến trong lập trình có một kiểu dữ liệu, quy định loại dữ liệu mà biến có thể lưu trữ. Dưới đây là các kiểu dữ liệu hay dùng:

  • Số nguyên (integer): Lưu trữ các số nguyên, ví dụ: 10, -5, 0.
  • Số thực (floating-point): Lưu trữ các số thập phân, ví dụ: 3.14, -0.001.
  • Chuỗi ký tự (string): Lưu trữ các dãy ký tự, ví dụ: “Hello, world!”.
  • Logic (boolean): Lưu trữ giá trị đúng (true) hoặc sai (false).

Gán giá trị cho biến

Sau khi bạn đã khai báo một biến, bạn có thể gán giá trị cho nó bằng cách sử dụng toán tử gán (=). Ví dụ:

x = 100 # Gán giá trị 100 cho biến x

Sử dụng biến

Sau khi bạn đã khai báo và gán giá trị cho một biến, bạn có thể sử dụng biến đó trong các phép tính và câu lệnh khác. Ví dụ:

x = 5 y = 10 sum = x + y # sum s

Chuỗi

Chuỗi là một dãy các ký tự. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn văn bản. Ví dụ:

1. Tạo chuỗi

# Tạo một chuỗi
name = "John"

2. Ghép chuỗi

# Ghép chuỗi
first_name = "John"
last_name = "Doe"
full_name = first_name + " " + last_name

3. Truy cập ký tự trong chuỗi

# Truy cập ký tự trong chuỗi
text = "Hello, World!"
first_character = text[0] # Ký tự đầu tiên, kết quả là "H"

4. Độ dài của chuỗi

# Độ dài của chuỗi
text = "Hello, World!"
length = len(text) # Độ dài của chuỗi, kết quả là 13

5. Thay đổi chuỗi thành chữ hoa hoặc chữ thường

# Chuyển chuỗi thành chữ hoa hoặc chữ thường
text = "Hello, World!"
uppercase_text = text.upper() # "HELLO, WORLD!"
lowercase_text = text.lower() # "hello, world!"

6. Tìm kiếm trong chuỗi

# Tìm kiếm trong chuỗi
text = "Hello, World!"
substring = "World"
is_found = substring in text # Kiểm tra xem "World" có tồn tại trong chuỗi không

7. Cắt chuỗi

# Cắt chuỗi
text = "Hello, World!"
substring = text[0:5] # Lấy 5 ký tự đầu tiên, kết quả là "Hello"

8. Thay thế chuỗi con

# Thay thế chuỗi con trong chuỗi
text = "Hello, World!"
new_text = text.replace("Hello", "Hi") # Thay thế "Hello" bằng "Hi"

9. Chia chuỗi

# Chia chuỗi thành danh sách các phần
text = "apple,banana,cherry"
fruits = text.split(",") # Chia chuỗi thành danh sách các loại trái cây

Câu lệnh điều kiện

Câu lệnh điều kiện cho phép bạn thực hiện các hành động khác nhau dựa trên điều kiện cụ thể. Ví dụ trong Python:

if age >= 18: print("Bạn đã đủ tuổi") else: print("Bạn chưa đủ tuổi")

1. Câu lệnh IF (Nếu)

# Kiểm tra điều kiện và thực hiện hành động nếu điều kiện đúng
age = 20
if age >= 18:
print("Bạn đã đủ tuổi để lái xe.")

2. Câu lệnh ELSE (Ngược lại)

# Sử dụng else để xử lý trường hợp nếu điều kiện không đúng
age = 15
if age >= 18:
print("Bạn đã đủ tuổi để lái xe.")
else:
print("Bạn chưa đủ tuổi để lái xe.")

3. Câu lệnh ELIF (Ngược lại nếu)

# Sử dụng elif để kiểm tra nhiều điều kiện
score = 85
if score >= 90:
print("Học sinh xuất sắc.")
elif score >= 80:
print("Học sinh giỏi.")
elif score >= 70:
print("Học sinh khá.")
else:
print("Học sinh trung bình.")

4. Sử dụng câu lệnh IF trong một danh sách

# Kiểm tra xem một phần tử có tồn tại trong danh sách hay không
fruits = ["apple", "banana", "cherry"]
if "banana" in fruits:
print("Có chuối trong danh sách trái cây.")

5. Câu lệnh IF lồng nhau

# Sử dụng các câu lệnh IF lồng nhau để kiểm tra nhiều điều kiện
age = 25
if age >= 18:
if age < 21:
print("Bạn đã đủ tuổi để lái xe, nhưng chưa đủ tuổi để uống rượu.")
else:
print("Bạn đã đủ tuổi để lái xe và uống rượu.")
else:
print("Bạn chưa đủ tuổi để lái xe hoặc uống rượu.")

Vòng lặp

Vòng lặp cho phép bạn thực hiện một chuỗi hành động nhiều lần. có vòng lặp for và vòng lặp while. Ví dụ:

for i in range(5): print(i)

1. Vòng lặp FOR (Vòng lặp cho)

a. Lặp qua danh sách

# Lặp qua danh sách các loại trái cây và in ra mỗi loại
fruits = ["apple", "banana", "cherry"]
for fruit in fruits:
print(fruit)

b. Sử dụng vòng lặp để tính tổng

# Sử dụng vòng lặp để tính tổng các số trong danh sách
numbers = [1, 2, 3, 4, 5]
total = 0
for number in numbers:
total += number
print("Tổng các số là:", total)

2. Vòng lặp WHILE (Vòng lặp khi)

# Sử dụng vòng lặp while để in ra các số từ 1 đến 5
count = 1
while count <= 5:
print(count)
count += 1

3. Vòng lặp FOR và RANGE

# Sử dụng vòng lặp for và hàm range để in ra các số từ 1 đến 5
for number in range(1, 6):
print(number)

4. Vòng lặp lồng nhau

# Sử dụng vòng lặp lồng nhau để tạo một ma trận 2D
for i in range(3):
for j in range(3):
print(f"({i},{j})", end=" ")
print() # In ra dòng mới sau mỗi hàng

5. Dừng vòng lặp với câu lệnh BREAK

# Sử dụng câu lệnh break để dừng vòng lặp khi đạt điều kiện cụ thể
numbers = [1, 2, 3, 4, 5]
for number in numbers:
if number == 3:
break # Dừng vòng lặp khi số 3 được tìm thấy
print(number)

Hàm

Hàm là một khối mã có thể tái sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Đây là một ví dụ về đoạn mã viết bằng python:

def greet(name): print("Xin chào, " + name + "!")

1. Hàm tính tổng

# Định nghĩa một hàm để tính tổng hai số
def add(a, b):
return a + b

# Gọi hàm và in kết quả
result = add(5, 3)
print("Tổng của 5 và 3 là:", result)

2. Hàm kiểm tra số nguyên tố

# Định nghĩa một hàm kiểm tra xem một số có phải số nguyên tố hay không
def is_prime(number):
if number <= 1:
return False
for i in range(2, int(number**0.5) + 1):
if number % i == 0:
return False
return True

# Gọi hàm kiểm tra số nguyên tố
number_to_check = 17
if is_prime(number_to_check):
print(number_to_check, "là số nguyên tố.")
else:
print(number_to_check, "không phải số nguyên tố.")

3. Hàm với tham số mặc định

# Định nghĩa một hàm với tham số mặc định
def greet(name, greeting="Xin chào"):
print(greeting, name)

# Gọi hàm với hoặc không có tham số mặc định
greet("Alice") # In ra: Xin chào Alice
greet("Bob", "Chào buổi sáng") # In ra: Chào buổi sáng Bob

4. Hàm với số lượng tham số biến đổi

# Định nghĩa một hàm với số lượng tham số biến đổi
def calculate_sum(*args):
total = 0
for num in args:
total += num
return total

# Gọi hàm với số lượng tham số tùy ý
result1 = calculate_sum(1, 2, 3, 4, 5)
result2 = calculate_sum(10, 20, 30)

print("Tổng của các số là:", result1)
print("Tổng của các số khác là:", result2)

5. Hàm đệ quy

# Định nghĩa một hàm đệ quy để tính giai thừa
def factorial(n):
if n == 0:
return 1
else:
return n * factorial(n - 1)

# Gọi hàm đệ quy
result = factorial(5)
print("Giai thừa của 5 là:", result)

 

Bước 4: Thực hành liên tục

Học lập trình yêu cầu thực hành liên tục. Viết mã là cách bạn củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng. Thử viết các chương trình đơn giản, sau đó dần dần thử thách bản thân với các dự án phức tạp hơn.

Bước 5: Chọn lọc sử dùng tài liệu hợp lý

Khám phá các tài liệu học tập, sách, video hướng dẫn, trang web học lập trình trực tuyến, và khóa học trực tuyến. Các tài nguyên này sẽ giúp bạn học lập trình một cách hiệu quả.

Bước 6: Tham gia các cộng đồng lập trình

Tham gia vào cộng đồng lập trình là cách tốt để kết nối với những người có cùng sở thích. Bạn có thể tham gia diễn đàn, thảo luận trực tuyến, hoặc tham dự các sự kiện lập trình.

Bước 7: Xây dựng các dự án thực tế

Tạo ra các dự án thực tế để áp dụng kiến thức của bạn. Dự án giúp bạn thấy được cách các khái niệm lập trình hoạt động trong thực tế và cung cấp một ví dụ thực tế trong hồ sơ của bạn.

Bước 8: Hiểu cách giải quyết vấn đề

Lập trình là cách giải quyết vấn đề. Hãy tìm các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày mà bạn có thể giải quyết bằng cách sử dụng lập trình. Thực hiện các dự án giải quyết vấn đề để thử thách kỹ năng của bạn.


Posted

in

by

Tags: